1. Lựa chọn công suất thiết bị giặt công nghiệp
Nếu quý khách có dự định đầu tư một hệ thống giặt là tự động chuyên nghiệp, việc đầu tư phải đảm bảo đúng công suất, hợp lý và có khả năng mở rộng dịch vụ sau này. Việc này sẽ giúp cho xưởng giặt là của quý khách duy trì ổn định việc sản xuất và hướng tới mục tiêu tạo thương hiệu lâu dài.
Việc lựa chọn công suất thiết bị dựa trên 3 yếu tố cơ bản trong ngành giặt như sau:
·Đầu tư máy nhỏ sẽ tốt hơn so với máy lớn do thời gian chờ đợi đủ một mẻ giặt trong máy nhỏ nhanh hơn, do đó tiết kiệm được tối đa thời gian và chi phí đầu tư.
- Với hệ thống sấy sử dụng hơi, tỉ lệ công suất máy sấy/máy giặt là 1/1; với hệ thống sấy điện thì tỉ lệ này là 1,2/1.
- Hệ thống sấy sử dụng điện: Chi phí đầu tư thấp, kết cấu nhỏ gọn, rất phù hợp với xưởng giặt cỡ nhỏ.
- Hệ thống sấy sử dụng hơi: Chi phí đầu tư lớn, đòi hỏi mặt bằng rộng, phù hợp với xưởng giặt lớn.
- Thời gian tổng cộng để giặt mỗi mẻ đối với loại đồ bẩn trung bình – bẩn nặng tối đa là 1 giờ/mẻ.
2. Đối tượng khách hàng
a) Dân sinh
Với nhu cầu giặt là cho khu vực dân sinh, mảng phục vụ là nhu cầu của người dân, chủ yếu là quần áo, chăn màn, ga gối, thú bông … Dịch vụ giặt là bao gồm 3 thành phần dịch vụ chủ yếu là "giặt ướt”, "giặt khô” và "là hơi”.
Ba thành phần dịch vụ trên yêu cầu các loại thiết bị khác nhau để phục vụ, cụ thể:
- Giặt ướt: Máy giặt ướt, giặt vắt không thể thiếu trong một xưởng giặt; Công thức và bộ định lượng hóa chất, máy sấy.
- Giặt khô: Máy giặt khô. Thường sử dụng đối với đồ giặt cao cấp, đồ nhạy cảm, giặt Veston, váy, giặt lụa …
- Là hơi: Cầu là hơi tay, cầu là dập hơi, bàn là dập khô, cầu là nấm, cầu là cổ - tay áo, former.
b) Nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ
Mảng phục vụ chủ yếu là "giặt ướt”, "giặt khô”, "là hơi”, "giặt công nghiệp” và "là ép” với các loại đồ giặt: Chăn ga, gối, rèm mành, quần áo …
Ngoài các thiết bị sử dụng đối với dân sinh, còn có thêm máy là ép để là các vật dụng có kích thước lớn như: rèm mành …
c) Bệnh viện, trường học, các nhà máy, xí nghiệp …
Mảng phục vụ tùy theo nhu cầu, chủ yếu vẫn là "giặt ướt”, "giặt công nghiệp” và "là hơi” với các loại đồ giặt: Quần áo, ga gối, chăn màn … Từ đó, lựa chọn thiết bị giặt là phù hợp với nhu cầu trên.
Thông qua quá trình nghiên cứu đối tượng khách hàng sẽ đảm bảo cho quý khách nhiều yếu tố quan trọng như:
- Đủ mức độ đầu tư: vốn, không gian nhà xưởng, nhân lực …
- Đáp ứng nhu cầu hiện tại (công suất hiện tại).
- Có thể mở rộng hơn trong tương lai.
II. CÁC THIẾT BỊ CẦN THIẾT
Tùy mức đầu tư, quy mô của cơ sở giặt là và độ chuyên nghiệp mà thành phần thiết bị và số lượng thiết bị cho một tiệm giặt là cũng thay đổi.
Nhìn chung, các loại thiết bị cần thiết cho nhu cầu máy giặt là hạng trung bao gồm:
1 - Máy giặt công nghiệp Hwasung Korea công suất 25 – 30 kg/mẻ vải khô.
2 - Máy sấy công nghiệp Hwasung Korea công suất 25 – 30 kg/mẻ vải khô.
3 - Máy giặt khô Hwasung Korea công suất 15 – 20 kg/mẻ vài khô.
4 - Máy thổi form.
5 - Bộ bàn là hơi tay, cầu là dập.
6 - Máy tẩy vết bẩn (tẩy điểm).
Chủ đầu tư nên tính toán để lựa chọn công suất máy cho phù hợp.
Ví dụ:
Máy giặt vắt công nghiệp với công suất: 25 – 30 kg/mẻ vải khô thì công suất làm việc trong 1 ngày (khoảng 10 mẻ) là 250 – 300 kg vải khô. Ta xét đến từng trường hợp ứng với nhu cầu sử dụng:
1) Đối với quần áo
Khối lượng quần áo khoảng từ 3 – 5 bộ/kg, như vậy mỗi mẻ có thể giặt cùng lúc được từ 75 – 150 bộ và mỗi ngày có thể giặt được từ 750 – 1500 bộ quần áo.
2) Đối với chăn
Khối lượng 1 cái chăn khoảng từ 3 – 5 kg, mỗi mẻ có thể giặt cùng lúc từ 6 – 8 cái và mỗi ngày có thể giặt từ 60 – 80 cái chăn.
3) Đối với phòng nhà nghỉ
Khối lượng chăn ga khoảng từ 1,5 – 3 kg, mỗi mẻ có thể giặt cùng lúc từ 10 – 20 phòng nghỉ và mỗi ngày có thể giặt được từ 100 – 200 phòng.
4) Đối với khách sạn 3 sao – 5 sao
Khối lượng chăn ga, rèm mành khoảng từ 3 – 5 kg, mỗi mẻ có thể giặt được từ 6 – 10 phòng và mỗi ngày có thể giặt được từ 60 – 100 phòng.